SEO OnPage là một trong những quy trình quan trọng nhất bạn có thể sử dụng, không chỉ để đạt được thứ hạng cao hơn mà còn để chạy các chiến dịch SEO thành công.
Trang web là điểm tập trung của tất cả các quy trình SEO và nếu nó không được tối ưu đúng cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng, cơ hội thành công của bạn sẽ được giảm thiểu.
Lưu ý: Nếu bạn chưa rõ về một số khái niệm SEO cơ bản thì có thể đọc lại bài viết SEO OnPage và SEO OffPage. Còn nếu bạn đã có cơ bản về những khái niệm đó thì chúng ta đi ngay vào 11 kỹ thuật tối ưu SEO OnPage dưới đây và danh sách kiểm tra SEO OnPage cho Website của bạn.

11 Kỹ thuật tối ưu SEO Onpage cho xếp hạng cao hơn
Đến đây thì bạn đã hiểu về lý thuyết của SEO OnPage và tầm quan trọng của SEO Onpage, hãy chuyển sang phần thực tế để thực hành.
Một số người có thể tranh luận kỹ thuật SEO Onpage có nhiều hơn con số 11, nhưng đây là những điều quan trọng nhất bạn có thể áp dụng cho trang web của bạn ngay bây giờ và nhanh chóng tăng trưởng SEO của bạn.

Dưới đây là tóm tắt tất cả các kỹ thuật tôi sẽ trình bày:
- Chất lượng nội dung là thứ đi đầu
- Tiêu đề trang và thẻ meta mô tả
- Nội dung chuẩn SEO
- Thẻ Heading và định dạng nội dung
- Hình ảnh và các yếu tố đa phương tiện khác
- Tối ưu hóa URL
- Liên kết nội bộ
- Liên kết ngoài
- Tốc độ tải trang
- Thân thiện với thiết bị di động
- Nhận xét và SEO OnPage
1. Chất lượng nội dung là thứ đi đầu
Khi tiếp xúc với SEO, bạn luôn cần lưu ý những điều sau:
Một trang web với nội dung tuyệt vời có thể có kết quả tốt dù có SEO hoặc không có SEO. Một trang web có nội dung xấu sẽ không tồn tại dù có hoặc không có SEO. Một trang web có nội dung tốt có thể trở nên tốt hơn nữa nếu có SEO!
Vì vậy các bạn sẽ thắc mắc, nội dung như thế nào được gọi là nội dung tốt?
Nội dung gốc (bài viết, văn bản, hình ảnh, video, cách trình bày, infographics, nhận xét, v.v.) – Không sao chép hoặc viết lại các bài viết hiện có.
Nội dung được xuất bản trên trang web của bạn đầu tiên – Ngay cả khi đó là nội dung của riêng bạn, nếu bạn đã xuất bản nó trên một trang web khác thì nó không tốt cho trang web của bạn (trừ khi bạn sử dụng thẻ canonical chính xác).
Nội dung bao gồm văn bản – Cố gắng để có văn bản đi kèm với nội dung không phải văn bản của bạn. Ví dụ: nếu bạn đăng video trên trang web của mình, hãy thử thêm mô tả văn bản. Nếu bạn thêm hình ảnh, hãy cố gắng mô tả bằng lời nói về hình ảnh.
Nội dung hữu ích – Không xuất bản nội dung vì mục đích xuất bản cho có. Trước khi nhấn nút xuất bản, hãy đảm bảo những gì xuất hiện trên đó sẽ làm tăng thêm giá trị cho trang web của bạn.
Nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng – Người dùng không muốn đọc các bài đăng được chuẩn bị nhanh chóng và công cụ tìm kiếm cũng như người dùng vậy.
Bài viết dài được chứng minh là xếp hạng tốt hơn so với các bài viết ngắn.
Nội dung không thiên vị – Nếu bạn đang viết về một chủ đề nhất định (ví dụ đánh giá sản phẩm) hoặc trả lời câu hỏi, hãy đảm bảo rằng nội dung bạn viết là hợp lý.
2. Tiêu đề trang và Meta description
Quá nhiều lần tôi nói về vấn đề này nhưng nó rất quan trọng đối với SEO OnPage. Khi công cụ tìm kiếm ‘đọc’ các trang của bạn, trong số những thứ khác, họ kiểm tra tiêu đề trang, mô tả trang, thẻ Heading và nội dung (văn bản, video và hình ảnh).
Họ làm như vậy bởi vì họ cần phải hiểu tổng quan trang đó là về gì và sau đó dựa trên các yếu tố khác (SEO OffPage, DA, mức độ cạnh tranh vv), họ sẽ xếp hạng trang của bạn (cho các từ khóa khác nhau) ở một vị trí trong chỉ mục của họ.
Bài viết bạn tham khảo: Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào

A – Tiêu đề trang (Title)
Mỗi trang phải có một tiêu đề duy nhất sẽ giúp cả công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu nội dung của trang.
Một trang có tiêu đề “Tự học SEO cho người mới bắt đầu” tốt hơn là một trang có tiêu đề “index.html”.
Tiêu đề trang đã và vẫn là một trong những yếu tố SEO OnPage quan trọng nhất.
Mẹo tối ưu hóa tiêu đề trang:
Thêm từ khóa vào đầu tiêu đề trang của bạn – Khi có thể thêm từ khóa mục tiêu vào đầu tiêu đề trang của bạn. Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu ngay từ đầu những từ khóa mà trang đang nhắm mục tiêu.
Điều đó không có nghĩa là bạn nên làm tắt và bắt đầu thực hiện nhồi nhét từ khóa. Nếu bạn không thể có một từ khóa ngay từ đầu thì đó không phải là điều tồi tệ. Chỉ cần đảm bảo rằng từ khóa mục tiêu của bạn có trong nội dung tiêu đề.
Viết tiêu đề ngắn và mô tả có nghĩa – Tiêu đề trang không cần phải dài. Đề xuất chung là giữ cho nó dưới 60 ký tự vì đây là số ký tự trung bình được Google hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Bao gồm số và từ mở – Có số trong tiêu đề cũng như các từ mở mang ý nghĩa thu hút kêu gọi như “tuyệt vời, danh sách kiểm tra, v.v.”, làm cho tiêu đề thú vị hơn và điều này làm tăng CTR (Tỷ lệ nhấp).
Không cần phải bao gồm tên miền của bạn trong tiêu đề – Không cần phải bao gồm tên miền của bạn trong tiêu đề vì điều này được thêm tự động bởi Google. Bạn có thể sử dụng 60 ký tự để cung cấp mô tả chính xác của trang đó.
Ngoại lệ đối với trường hợp này là khi bạn có một thương hiệu mạnh mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra, bạn có thể xem xét việc có tên miền của mình trong tiêu đề.
Đọc thêm nội dung: Tối ưu Title
B – Meta mô tả tìm kiếm (Descriptions)

Mô tả tìm kiếm là những gì người tìm kiếm sẽ thấy trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó phải có tính mô tả, tối đa 160 ký tự và duy nhất cho mỗi trang.
Đó là cơ hội để quảng cáo trang của bạn và thuyết phục người tìm kiếm nhấp vào liên kết của bạn và truy cập trang web của bạn thay vì chọn một trong các liên kết khác.
Cần lưu ý rằng Google không phải lúc nào cũng hiển thị meta mô tả mà bạn cung cấp và nhiều lần họ sử dụng riêng của họ nếu họ tin là phù hợp hơn cho người tìm kiếm.
Mẹo tối ưu hóa meta mô tả:
Tránh các mô tả được tạo tự động – Mặc dù Google có thể không sử dụng mô tả của bạn, nhưng cách tốt nhất là tránh sử dụng các mô tả được tạo tự động mà đôi khi không có ý nghĩa.
Thêm (các) từ khóa mục tiêu của bạn vào mô tả – Google vẫn nêu bật các cụm từ tìm kiếm cả trong tiêu đề và mô tả để thêm từ khóa mục tiêu của bạn, làm cho các mô tả phù hợp và hấp dẫn hơn đối với người tìm kiếm.
Tôi đã bổ sung một bài rất chi tiết với các ví dụ trường hợp đầy đủ về thẻ Meta Description. Nếu bạn quan tâm sâu hơn để nâng cao hiệu suất CTR thì có thể đọc bài này: Meta Description là gì? HD Tạo mô tả tìm kiếm cực tốt cho SEO
3. Nội dung chuẩn SEO
Nội dung chuẩn SEO là một phần của SEO OnPage và phải làm việc này thực tế cho các từ khóa mục tiêu của bạn.
Trước khi xuất bản một nội dung (cho dù đây là văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc video), bước đầu tiên là thực hiện nghiên cứu từ khóa của bạn.
Điều này là cần thiết để tìm hiểu cụm từ tìm kiếm mà người dùng đang nhập vào hộp tìm kiếm và tạo nội dung có thể đáp ứng ý định của họ.
Khi bạn quyết định từ khóa mục tiêu, bạn nên tạo danh sách từ khóa có liên quan và sử dụng chúng trong tiêu đề, mô tả, thẻ H và nội dung trang của bạn.
Tại sao? Bởi vì với sự ra đời của Rank Brain, thuật toán tìm kiếm của Google đã trở nên thông minh hơn và họ không còn tìm kiếm mức độ liên quan của từ khóa trong nội dung mà về tính liên quan của chủ đề bạn viết.
Điều này có nghĩa là để làm cho nội dung của bạn phù hợp hơn với các chủ đề rộng, bạn cần phải làm phong phú nội dung của mình bằng các từ khóa có liên quan.
Có nhiều cách khác nhau để tìm hiểu xem từ khóa nào được Google xem xét để có liên quan đến từ khóa mục tiêu của bạn.
Cách dễ nhất và nhanh nhất là tận dụng ba tính năng do Google cung cấp: Google đề xuất (Google suggest), Mọi người cũng tìm kiếm và Các tìm kiếm liên quan
Google suggest
Khi bạn bắt đầu nhập một truy vấn trong tìm kiếm của Google, bạn sẽ thấy một danh sách các cụm từ có thể sử dụng trong tìm kiếm của mình. Đây là những từ khóa ứng cử viên tuyệt vời đề cập đến trong nội dung của bạn.

Mọi người cũng tìm kiếm
Google hiện nay đang thay đổi công cụ này, khi bạn nhập một từ khóa vào công cụ tìm kiếm và nhấp vào kết quả. Sau đó quay ngược trở lại công cụ tìm kiếm thì Google sẽ gợi ý những từ mọi người cũng tìm kiếm
Đây là những từ khóa tương đối tốt để sử dụng trong các thẻ Heading của bạn.
Các tìm kiếm liên quan
Ở cuối kết quả tìm kiếm, Google hiển thị cho bạn danh sách các tìm kiếm có liên quan.
Tất cả bạn phải làm là bạn đề cập đến một số từ trên trong nội dung của bạn (mà không làm nhồi nhét từ khóa).
Bạn nên đọc thêm về: Nội dung chuẩn SEO
4. Thẻ Heading và định dạng nội dung
Một trang cần được định dạng đúng. Hãy suy nghĩ về nó giống như một báo cáo cần có các Heading (h1) và các Heading phụ (h2, h3).
Thẻ H1
Mỗi trang chỉ cần có một thẻ H1. Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì theo mặc định, tiêu đề (title) của một trang được lấy thành các thẻ H1.
Bạn có thể chọn có cùng một thẻ